Quy cách: Hộp 180 viên.
Dược chất công hiệu nhất trong cây Milk Thistle là Silymarin có khả năng che chở gan của con người chống lại một số bệnh tật. Chất này gồm một nhóm hỗn hợp gọi là flavonolignands giúp gan sửa chữa lại các tế bào bị hư hoại vì rượu và các độc tố khác. Silymarin cũng giúp tế bào gan tránh khỏi bị tiêu diệt bởi bệnh viêm gan và chất antioxidant trong milk thistle có công hiệu chữa bệnh rất mạnh mẽ.
Serving Size 1 viên |
|
Amount Per Serving |
% Giá trị hàng ngày |
|
Milk Thistle (Silybum marianum) (hạt giống) (từ tỷ lệ chiết xuất 4:1) (Tương đương với 1.000 mg Milk Thistle) |
250 mg * |
|
* Giá trị hàng ngày không thành lập. |
- Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào gan.
- Tăng tổng hợp Protein ở tế bào gan do kích thích hoạt động của RNA polymerase, góp phần giải độc cho gan.
- Thúc đẩy phục hồi các tế bào gan đã bị phá hủy và kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế.
- Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, hỗ trợ điều trị xơ gan.
- Chống peroxyd hóa lipid, tăng khả năng oxy hóa acid béo của gan, làm ổn định tế bào gây viêm, ức chế phản ứng viêm, giảm nồng độ enzym gan, giúp cải thiện các triệu chứng của gan như: Gan nhiễm mỡ, viêm gan …
Hướng dẫn sử dụng Milk Thistle :
- Đối với người lớn, uống ngày 1 viên cùng hoặc sau bữa ăn.
- Dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin, Lecithin đậu nành, rau rút ngắn, Sáp ong vàng, Carmel màu, màu Titanium Dioxide.
Thận trọng :
- Nếu bạn đang mang thai, cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tránh các sản phẩm này nếu bạn bị dị ứng với cỏ phấn hương hoặc một số loài hoa như hoa cúc…
- Ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu có phản ứng bất lợi xảy ra.
- Không dành cho người dưới 18 tuổi sử dụng.
- GIỮ NGOÀI TẦM TAY TRẺ EM.
- Bảo quản ở nơi khô ráo và tránh nhiệt quá mức.
- KHÔNG SỬ DỤNG nếu seal dưới nắp bị rách hoặc mất.
Không có hương vị hoặc chất ngọt nhân tạo, không chất bảo quản, hhông có đường, không có tinh bột, không có sữa, không có Lactose, Gluten, không có lúa mì, không có men, không cá, và không có Sodium.
Thông tin tham khảo :
Milk Thistle “Cây Ké Sữa” hay “Cây Cúc Gai”
Milk Thistle có tên khoa học là Silybum Marianum và tên thường gọi là St. Mary‘s Thistle. Vì đây là một loại thảo mộc hiếm thấy tại Việt Nam và cũng không có tên trong sách“Cây Cỏ Việt Nam” của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, nên chúng tôi tạm dịch là “Cây Ké Sữa” hay “Cây Cúc Gai”. Loại dược thảo này đã được sử dụng từ thời cổ La-Hy đến nay để chữa trị một số bệnh tật và đặc biệt là các chứng bệnh về gan.
Vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, các bác sĩ ở Hoa Kỳ đã dùng hạt của milk thistle để làm giảm chứng sung máu trong gan, tỳ tạng (spleen) và thận. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học bảo rằng một trong những hợp chất của milk thistle (silymarin) có công hiệu mạnh để bảo vệ gan chống lại sự hủy hoại gây ra bởi vi khuẩn, độc tố, rượu và một vài loại thuốc chữa bệnh đau nhức thông thường (như là thuốc acetaminophen, cũng gọi là Paracetamol, Panadol, Panamax, Panadein…) .
Nhiều chuyên gia dược thảo bảo rằng tinh chất (extract) của milk thistle có thể phòng ngừa hoặc chữa trị sự rối loạn chức năng của gan kể cả gan bị nhiễm trùng, gan có mỡ do bởi uống rượu lâu ngày, gan bị hư hoại do bởi dùng thuốc (không theo sự hướng dẫn chín chắn) và chất độc kỹ nghệ như carbon tetrachloride.
Milk Thistle là một loại cây thiên nhiên và mọc hoang dã ở vùng Ðịa Trung Hải. Nhưng hiện nay người ta tìm thấy nó mọc khắp nơi trên thế giới. Cây thường sinh trưởng tại những nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời. Cây cao từ 4 đến 10 ft. Lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng. Bông màu đỏ tím. Trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu với nhiều chấm và bóng. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên khi hái nó cần mang bao tay dầy.
Tại những khu vực không tìm được Milk Thistle mọc hoang dã, người ta có thể trồng nó bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Milk thistle rất dễ trồng và thời gian thu hoạch không tới 1 năm. Ở Sydney và vùng phụ cận thuộc tiểu bang New South Wales, milk thistle mọc hoang dã trong các đồng cỏ, sân cỏ ở sau nhà. Ðây là loại thảo mọc có hoa phát tán. Nó héo khô vào mùa thu và mùa đông. Bông hoa của nó bay theo gió đi khắp nơi và sau cùng rơi xuống mặt đất. Ðến mùa xuân nó sẽ mọc thành cây con. Dân gian thường lấy cây giã nước uống hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ, đắp vào mụn nhọt …Có người hái lá nấu canh, nướng hạt làm đồ uống như cà phê, hoặc trộn vào các loại bánh.
Hàng ngàn năm trước, người dân ở các nước Âu, miền Nam nước Nga và bắc Phi đã sử dụng loại cây này như một liệu pháp thiên nhiên ban tặng để giải độc cơ thể. Tại Pháp cây cúc gai được sử dụng như một liệu pháp giải độc, giúp có thể thơm tho, sạch sẽ, làm đẹp, giúp ăn ngon, ngủ kỹ. Tại Nga, xứ xở của Vodka, từ xa xưa người dân đã dùng nước cây cúc gai để thải độc, chống say rượu.
Năm 1960, tại Hoa Kỳ, các nhà khoa học bắt đầu quan tâm tới hoạt chất có trong cây cúc gai khi phát hiện ra nó có tác dụng kỳ diệu trong giải độc cơ thể, thông qua cơ chế tác động nhanh chóng lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là gan và mật.Trong một thí nghiệm của Tiến sỹ G.Vogel, tại Đức với 60 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nấm. Dù cho tỷ lệ tử vong trong trường hợp này lên đến 30 – 40%, nhưng tất cả các trường hợp bệnh nhân được uống nước chiết của cây cúc gai đều sống sót.
Một nghiên cứu khác trên 2000 bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan cho sử dụng nước cây Cúc gai, tình trạng của gan đều được cải thiện rõ rệt.