Tin tức

Phân biệt hàng Auth - Fake bằng mã vạch, Đúng hay Sai?

Cập nhật: 27/11/2014
ma so
 
Trước tiên bạn phải hiểu rõ, phần mềm hoặc các website check mã vạch & code, nó chỉ là 1 công cụ để người dùng kiểm tra thông tin, xuất xứ, (tùy theo khả năng từng phần mềm hoặc website cung cấp) của 1 tổ chức tạo ra để người dùng kiểm tra. Tuy nhiên các công cụ trên không thể cập nhập update 100% kịp thời và liên tục thông tin của tất cả các mặt hàng mỹ phẩm trên thế giới tại cùng một thời điểm được, vì 1 ngày có hàng trăm công ty sản xuất mỹ phẩm ra đời, hàng trăm nghìn mẫu mã mỹ phẩm mới của các hãng trên thế giới sản xuất ra, hàng triệu triệu các lô hàng, sản phẩm được sản xuất ra từng ngày với các mã code và ngày sản xuất, HSD khác nhau, theo thời điểm đó.
 
Và đúng hơn các phần mềm website này sẽ chỉ cập nhật thông tin của các hãng nổi tiếng trên thế giới có đăng ký thông tin sản phẩm với họ - hiểu đơn giản là chỉ khi nào nhà sx mỹ phẩm cung cấp thông tin sản phẩm cho các tổ chức này thì họ mới có thông tin để để mà update lên phần mềm, website cho người tiêu dùng check (lô hàng này sản xuất tại đâu, xuất ngày nào, hsd đến bao lâu…), các hãng này thường là từ châu âu (Chanel, Dior, Bourjois… đểu là các thương hiệu lớn nổi tiếng thế giới nên sẽ được các website check code đăng đầy đủ thông tin sản phẩm hơn.
 
Tuy nhiên có nhiều hãng họ sẽ không đăng ký hết toàn bộ các mẫu mã sản phẩm của họ lên (vì nhiều lý do, có thể do hàng tặng, hàng test, các dòng sản xuất theo chiến lược ngắn hạn, các sản phầm limited… Cái này thì mình ko đi sâu vào). Vì vậy ví dụ trường hợp mà bạn có đang dùng 1 sản phẩm Chanel chuẩn Authentic vừa mua tại store về nhưng khi check trên trang check code, nó cũng sẽ có thể ko ra được thông tin gì thì bạn cũng đừng lấy làm lạ (vì có thể hãng không đăng ký lên đó, hoặc chưa đăng ký, hoặc do bên tổ chức kia chưa update kịp lên phần mềm…)
 
VÌ SAO CÓ NHIỀU SẢN PHẨM HÀN QUỐC CÓ SẢN PHẨM CHECK CODE THÌ RA MÀ CÓ SẢN PHẨM CHECK LẠI KHÔNG RA???
Tại Hàn quốc cũng có hàng trăm hãng mỹ phẩm từ lớn đến nhỏ, mỗi hãng mỹ phẩm lại có hàng trăm các loại sản phẩm bao gồm đồ makeup, skincare, cleansing, massage… Các hãng này có những sản phẩm tạo nên thương hiệu của họ, có sản phẩm lại chỉ sản xuất ra ngắn hạn và ngừng sản xuất ngay sau vài tháng (vì 1 lý do nào đó ), có những dòng sản phẩm lại thay đổi mẫu mã liên tục, vừa ra được tháng này thì vài tháng sau lại ra mẫu khác, có những dòng sx ra theo độ HOT của thị trường sau đó lại ngừng luôn, Có những hãng rất nổi tiếng uy tín nhiều năm (Whoo, Ohui, The Face Shop, Missha…), nhưng cũng có nhiều hãng mới thành lập chưa có tên tuổi mà các sản phẩm thì rất nhiều hoặc có những sản phẩm rất hot do chiến lươc Pr tốt đặc biệt là hướng đến thị trường tại Việt Nam vài năm trở lại đây.
 
Vì thế, cũng như mình đã giải thích ở trên, với nhiều mẫu mã mới ra liên tục và không ổn định + thương hiệu chưa mạnh, nên họ cũng không đăng ký với các nhà sản xuất phần mềm mã vạch và ngược lại thương hiệu của họ cũng chưa đủ mạnh so với các thương hiệu thế giới nên các nhà sản xuất phần mềm họ cũng sẽ không theo đuổi để cập nhật vào phần mềm.
 
Cũng có rất nhiều trường hợp khi người dùng đi mua hàng sử dụng phần mềm check mã vạch sản phẩm tại 1 thời điểm thì lại không ra thông tin gì, nhưng một thời gian sau họ ra nơi khác mua check mã vạch thì lại có hiển thị thông tin , trường hợp này (nếu như 2 shop đều bán hàng chuẩn) thì là do sự chậm trễ trong việc update mã vạch của cả 2 phía khiến thời điểm đầu người mua ko check ra và thời điểm sau thì lại check ra, việc chậm trễ này có thể kéo dài hàng tháng đối với các sản phẩm không có thương hiệu lớn.
 
PHẦN MỀM, TRANG WEB, CHECK MÃ VẠCH MÃ CODE KHÔNG PHẢI LÀ PHẦN MỀM ĐỂ PHÂN BIỆT HÀNG FAKE - HÀNG XỊN!
Những thông tin ở trên phần nào các bạn cũng hiểu được nguyên lý của phần mềm check mã vạch mã code, các phần mềm này chỉ có tác dụng chính là để check xem thông tin của sản phẩm, ngày sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất, chứ nó không có tác dụng giúp các bạn phân biệt hàng fake hàng nhái.
 
Mã vạch sản phẩm chỉ là các con số và các ký tự mã vạch tạo nên được in trên bao bì sản phẩm, hoàn toàn có thể in nhái theo 100%, và máy quét mã vạch hay phần mềm check code thì không phải máy phân biệt “tiền giả tiền thật”. Các bạn có thể lấy 1 sản phẩm có mã vạch và chup ảnh bằng điện thoại, sau đó lấy bức ảnh ở điện thoại rồi dùng phần mềm check mã vạch cũng sẽ check được ra chứ không hề cao siêu gì => các bạn nên hiểu rằng bọn China nó đã đi nhái nguyên 1 sản phẩm rồi thì không có lý do gì để nó ko nhái được cái mã vạch cho giống 100% cả.
 
Trên mạng có khá nhiều bài viết hướng dẫn về cách tính mã vạch để nhận biết xuất xứ từ nước nào, cái đó chỉ để cho người dùng hiểu sâu thêm về các con số mã vạch trên bao bì sản phẩm có ý nghĩa gì, nhưng do có nhiều bạn bán hàng bản thân cũng không nắm rõ chỉ đi copy lại để đăng lên tạo uy tín cho shop mình, rồi lại đi sửa tên tiêu để thành cáchtính mã vạch để phân biệt hàng fake hàng xịn, khiến người dùng đọc lại hiểu nhầm.
 
Ngoài ra, những bài viết đó chỉ đúng tại một thời điểm cũ, công nghệ ngày càng phát triển theo từng ngày, họ sẽ có những cách tính khác thay đổi hoặc có những dãy số công thức khác, cập nhật liên tục, khi đó người dùng áp dụng những bài viết hướng dẫn tính mã vạch cũ, sẽ không áp dụng được vào một sản phẩm mới ra có dãy mã vạch mới và sẽ nghĩ nó là hàng fake…
 
Sưu tầm theo: bongshop.vn